Khóa cửa tay nắm tròn hiện đang trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng cho các thiết kế nội thất trong gia đình. Sản phẩm này không chỉ được ưa chuộng nhờ tính tiện lợi và kiểu dáng hiện đại. Mà còn có mức giá hợp lý, điều này khiến nó rất được lòng khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ổ khóa này đôi khi cũng gặp phải một số vấn đề và hư hỏng không mong muốn. Vậy đâu là phương pháp sửa khóa cửa tay nắm tròn hiệu quả nhất? Hãy cùng Sửa Khóa Tại Nhà khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của khóa tay nắm tròn
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp sửa khóa cửa tay nắm tròn. Chúng ta cần nắm rõ những thông tin cơ bản liên quan đến cấu tạo của loại khóa này, nhằm hỗ trợ tốt hơn trong quá trình khắc phục sự cố.
Dưới đây là các thành phần cấu tạo nên một ổ khóa tay nắm tròn phổ biến hiện nay:
- Tay nắm bên ngoài (cò khóa).
- Thân khóa.
- Nút bấm khóa.
- Ốp hãm bên trong.
- Vít cố định ốc hãm.
- Nắp ốp (bát khóa).
- Tay nắm bên trong (bao gồm nút bấm khóa).
- Backset (ngõng khóa).
- Vít cố định backset (ngõng khóa).
- Thanh mặt đối.
- Ốp kim loại.
Một số hiện tượng hư hỏng của khóa cửa
Khi nghiên cứu về các phương pháp khắc phục khóa tay nắm tròn, bạn cần nhận diện một số dấu hiệu hư hỏng có thể xảy ra với ổ khóa của mình:
- Khóa có thể mở mà không cần dùng chìa.
- Tay nắm bị cứng, chỉ có thể mở bằng chìa.
- Cần phải giật mạnh để đóng/mở cửa.
- Khi xoay tay nắm, cò không hoạt động, hoặc cò chạy bị kẹt, không vào hết vị trí, hoặc chốt khóa. không trở quay về trạng thái ban đầu.
- Khóa hoàn toàn không thể hoạt động.
- Tay nắm có độ đàn hồi kém.
- Nút bấm không trở lại vị trí ban đầu.
- Tất cả chìa đều có thể mở khóa.
- Không thể xoay ruột chìa.
- Chìa không thể cắm vào hết.
Hướng dẫn chi tiết về cách sửa khóa cửa tay nắm tròn
Dưới đây là một số cách sửa khóa cửa tay nắm tròn tương ứng với từng tình huống hỏng hóc. Bạn hãy kiểm tra xem ổ khóa tại nhà mình đang gặp phải vấn đề gì nhé.
Tay nắm bị cứng khó mở
- Nguyên nhân: Chốt định vị bên trong nút bấm đã bị kẹt.
- Phương pháp khắc phục khóa tay nắm tròn: Tiến hành mở chốt định vị.
Khép cửa phải giật mạnh khóa thì mới mở được
- Nguyên nhân: Bản lề bị xệ – yếm không thẳng góc với mặt cò hoặc cửa bị biến dạng, lỗ khoan bị lệch.
- Cách khắc phục: Uốn yếm khung bao theo góc 45 độ, điều chỉnh lỗ khung bao, thay thế bản lề phù hợp và sửa chữa cửa.
Tay nắm cò không chạy khi xoay
- Nguyên nhân: Máng cò của thân khóa không gắn chặt vào chân cò.
- Cách khắc phục khóa cửa tay nắm tròn: Điều chỉnh lỗ thân khóa và kết nối lại cò.
Cò chạy bị rít, nặng
- Nguyên nhân: Lưỡi gà bị lắp đặt không đúng vị trí trong khung bao.
- Cách khắc phục: Điều chỉnh lại lỗ trên khung bao.
Cò không chạy vào hết
- Nguyên nhân: Chân cò bị biến dạng
- Cách khắc phục: Điều chỉnh lại chân cò.
Chốt khóa không được trả về vị trí cũ
- Nguyên nhân: Cửa bị lệch, xệ làm hỏng cơ cấu cò; Dính keo PU; Chân cò bị cong – đầu cò bị cong, lưỡi gà bị móp.
- Cách khắc phục: Điều chỉnh cửa; Vệ sinh keo PU; Thay thế cò mới.
Khóa bị tê liệt hoàn toàn
- Nguyên nhân: Cửa bị cong vênh, xệ khiến cò bị hư hỏng; Máng lò xo bị lật hoặc móp méo.
- Cách khắc phục ổ khóa tròn: Sửa chữa cửa, thay thế cò mới; Định hình lại máng lò xo.
Tay nắm đàn hồi yếu
- Nguyên nhân: Móp máng trượt – Móp cổ tay – Giãn lò xo
- Phương pháp khắc phục: Điều chỉnh lại máng trượt và cổ tay, thay thế lò xo mới.
Nút bấm không trả về vị trí cũ
- Nguyên nhân: Lỗ nút bấm bị biến dạng.
- Cách khắc phục: Định hình lại lỗ nút bấm.
Vặn ngoài cửa vẫn mở được dù bên trong đã bấm khóa
- Nguyên nhân: Móp máng trượt – Vung khóa va chạm với thanh truyền – Thanh truyền bị cong hoặc móc ở đầu nút bấm.
- Phương pháp khắc phục khóa tay nắm tròn: Nới lỏng cung khá; Điều chỉnh thanh truyền và máng trượt cho thẳng.
Không gài được khóa và bấm nút không được
- Nguyên nhân: Vùng khóa va chạm với thanh truyền; Lò xo sơ mi bị bung; Đầu thanh truyền bị cong hoặc móc.
- Cách khắc phục: Nới lỏng vùng khóa; Gắn lại lò xo; Điều chỉnh thanh truyền cho thẳng.
Sút tay nắm
- Nguyên nhân: Chốt định vị bị hao mòn; Lỗ định vị bị hư hỏng; Chưa lắp đúng chốt định vị; Nhíp định vị bị rơi.
- Cách khắc phục: Lắp chốt định vị vào lỗ tay khóa; Sửa chữa lỗ và chốt định vị; Gắn lại nhíp.
Tay nắm xoay bị rít khó dùng
- Nguyên nhân: Máng trượt bị biến dạng; Ti ruột chìa bị cấn; Cổ tay nắm, lỗ đầu bấm và lỗ ruột chùa bị móp.
- Cách khắc phục: Sửa chữa máng trượt; Cắm ti vào xi lanh; Định hình lại các lỗ của tay nắm.
Chìa nào cũng mở được
- Nguyên nhân: Liệt lò xo, kẹt bi do bụi bẩn và dầu nhớt; Xổ bi, cong ti truyền lực, lò xo sơ mi bị bung.
- Cách khắc phục: Tiến hành vệ sinh ổ bi, sắp xếp lại các viên bi; Lắp ráp lại lò xo và điều chỉnh ti truyền lực cho thẳng.
Không xoay được ruột chìa
- Nguyên nhân: Chìa khóa bị lộn; Chìa khóa bị giãn nở; Chìa khóa bị cong; Dính chất PU; Cửa bị vênh làm hỏng cơ cấu mở.
- Cách khắc phục: Thay chìa khóa mới; Vệ sinh chất PU; Sửa chữa cửa, thay thế bản lề mới.
Chìa không thể xỏ vào hết
- Nguyên nhân: Chìa khóa bị lộn, cong; Dính chất PU; Đầu bi bị móp; Có vật thể lạ trong xi lanh.
- Cách khắc phục: Thay chìa khóa mới, chỉnh sửa chìa cho thẳng; Vệ sinh chất PU và lòng xi lanh.
Trên đây là một số nguyên nhân cùng cách sửa khóa cửa tay nắm tròn. Hy vọng rằng những thông tin này của suakhoatainha.com.vn, sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ổ khóa tay nắm tròn.
Nếu bạn không thể tự xử lý tại nhà, xin vui lòng liên hệ với Sửa Khóa Tại Nhà để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.